Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc với cử tri quận 11


Chiều 3-5, các ĐBQH Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM), Nguyễn Phước, Huỳnh Thành Đạt tiếp xúc với hơn 350 cử tri quận 11. Nhiều cử tri cho rằng công tác cải cách giáo dục trong thời gian qua đạt hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng “bắt tay” giữa một số trường trong việc nâng điểm thi, nâng tỷ lệ tốt nghiệp do đó chất lượng học sinh có bằng tốt nghiệp chưa phản ánh đúng thực tế; đề nghị Quốc hội nên có phương án điều chỉnh luật đối với tội phạm vị thành niên…
Cùng ngày, các ĐBQH Lê Thanh Hải, Huỳnh Thành Đạt, Nguyễn Phước Lộc tiếp xúc với hơn 300 cử tri quận 10. Cử tri quận 10 đóng góp 12 ý kiến có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 dự án luật. Cử tri kiến nghị thời gian nghỉ thai sản cần kéo dài 6 tháng để người mẹ có thời gian chăm sóc cho con trẻ tốt hơn.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 11
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 11
Trong hai ngày 2 và 3-5, ĐBQH Nguyễn Sinh Hùng (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội) và đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại huyện Đức Thọ và TP Hà Tĩnh về lĩnh vực giáo dục ở bậc phổ thông và giáo dục dạy nghề.
Trân trọng, đánh giá cao những đề xuất, kiến nghị của đông đảo cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục tổng hợp, ghi nhận các ý kiến đóng góp, tổng hợp, đánh giá riêng về lĩnh vực đào tạo nghề, từ đó đặt ra các giải pháp, thực hiện bằng được mục tiêu đặt ra. Tỉnh cần lưu ý mở rộng mô hình đào tạo, đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo trình, chương trình, tránh tình trạng lạc hậu trong đào tạo. Việc đầu tư dạy nghề cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, mô hình đào tạo theo hướng tự chủ, năng động, tránh dàn trải, cào bằng.
Trong hai ngày 2 và 3-5,  ĐBQH Lê Hồng Anh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) cùng đoàn ĐBQH TP Cần Thơ đến tiếp xúc cử tri tại huyện Vĩnh Thạnh và các quận Thốt Nốt, Bình Thủy, Ninh Kiều. Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tập trung đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm đảm bảo đầu ra cho hạt lúa, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và có chính sách thu hút bác sĩ giỏi về các cơ sở y tế vùng nông thôn công tác; tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ; có giải pháp quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Nhiều cử tri cho rằng chế độ phụ cấp cho cán bộ các đoàn thể hiện nay ở cấp cơ sở còn thấp, cần nghiên cứu nâng mức phụ cấp và có chế độ bảo hiểm các đối tượng này. Cử tri kiến nghị lãnh đạo TP Cần Thơ có giải pháp để Công ty cổ phần thủy sản Bình An trả nợ cho nông dân nuôi cá đang trong tình cảnh khó khăn. Cử tri huyện Vĩnh Thạnh kiến nghị sớm bố trí tái định cư cho người dân trong vùng quy hoạch trung tâm thương mại huyện vì người dân giao mặt bằng 6 năm nhưng vẫn chưa được giải quyết.
ĐBQH Lê Hồng Anh cảm ơn những ý kiến đóng góp, chia sẻ chân thành của bà con cử tri Cần Thơ đối với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước. ĐBQH Lê Hồng Anh đã phân tích, giải thích cụ thể một số vấn đề và hứa sẽ chuyển các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của địa phương đến lãnh đạo TP Cần Thơ xem xét, giải quyết. Những vấn đề cao hơn sẽ được chuyển đến các cơ quan chức năng của Quốc hội xem xét.
Chiều 3-5, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai do ông Trần Văn Tư, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tại buổi tiếp xúc, ngoài các vấn đề về đất đai, hạ tầng giao thông thì việc nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành (thuộc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành) xả thải và chậm đền bù thiệt hại được người dân quan tâm kiến nghị đến các ĐBQH tỉnh Đồng Nai.
Nhiều người dân xã Tam An bức xúc cho rằng, việc vi phạm của nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành được phát hiện đã lâu nhưng đến nay người dân vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hợp tác thiện chí nào từ phía công ty về bồi thường hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho người dân. Người dân kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu công ty này phải sớm khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại trong thời gian nhất định chứ người dân không thể chờ đợi mãi.
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, ĐBQH Trần Văn Tư khẳng định với người dân vụ nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Thành xả thải vẫn đang được các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ để giải quyết vụ việc, bởi dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều phải được xử lý công bằng, trên cơ sở pháp luật và khoa học, chứ không có chuyện bao che cho doanh nghiệp nào cả.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012 0

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 5


Sáng 2/5, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 4 đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 5.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 5 đã đóng góp ý nhiều ý kiến vào nội dung dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Bên cạnh đó, cử tri quận 5 đã tham gia góp ý xung quanh các vấn đề dân sinh đang được cử tri cả nước quan tâm.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 5, TPHCM. Ảnh: Việt Dũng
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp xúc cử tri quận 5, TPHCM. Ảnh: Việt Dũng
Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông vận tải với tình trạng quá tải hạ tầng giao thông ở các thành phố lớn, việc thu phí giao thông chồng chéo đè nặng lên đời sống sinh hoạt của người dân lao động. Việc đầu tư tràn lan ở nhiều địa phương trong lĩnh vực cảng biển, sân bay và khu công nghiệp nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí.
Cử tri quận 5 cũng đã kiến nghị về quá tải bệnh viện và chính sách cho cán bộ phường, xã và giải pháp điều hành bình ổn thị trường trong thời điểm nâng lương cơ bản hiện nay.
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Đạt nhận định, các ý kiến của cử tri quận 5 thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Ông Huỳnh Thành Đạt cho biết sắp tới Tổ đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc nhỏ đến tận địa bàn dân cư, để nắm rõ hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cử tri và chắc chắn sẽ đưa những vấn đề dân sinh vào nội dung chất vấn của kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII.

0

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải TP.HCM-Savannakhet tăng cường hợp tác toàn diện

Chiều 28/4, tại buổi tiếp và làm việc giữa Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải và Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet, Lào Sụphăn Keomyxay, đều cho rằng tiềm năng hợp tác của cả hai vẫn còn rất lớn và khẳng định trong thời gian tới hai bên cần xây dựng chương trình hợp tác cụ thể, toàn diện hơn nữa.

Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải chúc mừng những thành tựu to lớn mà Đảng, Chính quyền và nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và tỉnh Savannaket nói riêng đã đạt được trong những năm qua; đồng thời, nhấn mạnh chuyến thăm của đoàn đại biểu tinh Savannakhet đến Thành phố Hồ Chí Minh lần này góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai địa phương trong thời gian qua.

Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải cũng cho rằng tiềm năng hợp tác của hai địa phương là rất lớn, nhất là tỉnh Savannakhet có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây. Trong thời gian tới, hai địa phương cần có những chương trình hợp tác cụ thể hơn, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả giáo dục, đào tạo, văn hóa nghệ thuật; đồng thời, thúc đẩy giao lưu ngoại giao nhân dân, các tổ chức mặt trận, đoàn thể tăng cường hợp tác, qua đó giáo dục truyến thống tốt đẹp giữa hai địa phương cũng như hai nước Việt-Lào anh em. Hai địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Bày tỏ vui mừng được đến thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Sụphăn Keomyxay khẳng định giữa hai địa phương tuy có khoảng cách xa về địa lý nhưng tình cảm dành cho nhau rất thắm thiết.

Giới thiệu sơ bộ tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như các lĩnh vực có thế mạnh về nông lâm nghiệp, khoáng sản, ông Sụphăn Keomyxay mong muốn được đón tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của Việt Nam sang tìm hiệu, hợp tác đầu tư tại tỉnh Savannakhet.

Nhân dịp này, Bí thư, Tỉnh trưởng Sụphăn Keomyxay đã cám ơn Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện đào tạo, cấp học bổng cho nhiều sinh viên của của tỉnh Savannakhet học tập tại thành phố, mong Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong thời gian tới.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012 0

Khánh thành Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

Sáng 28-4, tại tỉnh Bến Tre, đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu, tham dự lễ kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2012) và khánh thành công trình tôn tạo Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (giai đoạn 1) tại xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tham gia đoàn TPHCM còn có Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua, Chủ tịch UBMTTQ TP Dương Quan Hà.

Đồng chí Lê Thanh Hải bày tỏ tri ân sâu sắc đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre đã dũng cảm chở che, đùm bọc các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tham quan triển lãm tại Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tham quan triển lãm tại Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định
Khu di tích lịch sử Khu ủy Sài Gòn - Gia Định là biểu tượng lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là tấm lòng thủy chung son sắt và tình cảm thắm thiết giữa Đảng bộ và nhân dân hai địa phương, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng chí tin tưởng, tỉnh Bến Tre và TPHCM có quá trình gắn bó lâu đời, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong kháng chiến sẽ tiếp tục cùng nhau thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trong phát triển KT-XH, chăm lo đời sống nhân dân, đền ơn đáp nghĩa.

Khu di tích lịch sử Khu ủy Sài Gòn - Gia Định còn gọi là căn cứ Y4, T4 gồm 16 hầm nổi và 14 hầm bí mật. Đây là nơi trú đóng của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ chống Mỹ giai đoạn 1969 - 1970, lúc đó đồng chí Võ Văn Kiệt là Bí thư Khu ủy; các đồng chí Mai Chí Thọ và Trần Bạch Đằng là Phó Bí thư Khu ủy. Khu di tích này có diện tích 14.000m² đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1995. Tại lễ kỷ niệm, UBMTTQ TPHCM, Thành đoàn TPHCM và Hội LHPN TPHCM trao tặng tỉnh Bến Tre 800 triệu đồng để tiếp tục hoàn thiện khu di tích giai đoạn 2.

0

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đồng chí Lê Hồng Anh: Tăng cường công tác xây dựng Đảng


Sáng 26/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Văn phòng Trung ương cục miền Nam và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tới dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương; Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cùng đại diện Thường trực Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Mặt trận, các đoàn thể Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh, thành trong cả nước.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh gắn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lên lá cờ truyền thống của Văn phòng TW Cục miền Nam.


Phát biểu ôn lại thành tích của Văn phòng Trung ương Cục miền Nam tại buổi lễ, nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam Tô Bửu Giám cho biết sự ra đời, hoạt động và phát triển của Văn phòng Trung ương và Văn phòng cấp ủy Đảng gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của Đảng. Yêu cầu của cách mạng, đầu năm 1961, Ban Chấp hành Trung ương (khóa III) đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp phong trào cách mạng miền Nam, các cơ quan tham mưu giúp việc, trong đó có Văn phòng Trung ương Cục cũng ra đời. Từ khi thành lập cho đến khi kết thúc nhiệm vụ (năm 1975), Văn phòng Trung ương Cục miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước phát triển với quy mô và cường độ ngày càng rộng lớn và quyết liệt, hoạt động của Văn phòng Trung ương Cục cũng không ngừng được mở rộng và phát triển về mọi mặt từ chất lượng đến quy mô và phạm vi, luôn bám sát với nhiệm vụ cách mạng, phương thức hoạt động và tổ chức của Trung ương Cục. Sự trưởng thành, tiến bộ với nhiều thành tích xuất sắc trên các mặt công tác của Văn phòng Trung ương Cục miền Nam đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn và vẻ vang của dân tộc,” nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam Tô Bửu Giám nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khẳng định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế – xã hội thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen, Văn phòng Trung ương Đảng và văn phòng các cấp ủy cần làm tốt một số nhiệm vụ.
Đó là làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay; chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng, bảo đảm điều kiện vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, giữ vững danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”./.
Liên Phương (TTXVN)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012 0

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam

Ngày 25-4, đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị đã tiếp đoàn biểu cấp cao Singapore do Tổng thống Tony Tan Keng Yam dẫn đầu nhân dịp chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Tony Tan Keng Yam và đoàn đại biểu cấp cao Singapore tới thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem đây là cột mốc tăng cường quan hệ hữu nghị toàn diện Việt Nam – Singapore nói chung và Singapore – TPHCM nói riêng

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tiếp Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam
Đồng chí Lê Thanh Hải vui mừng nhận thấy, trong thời gian qua, quan hệ hai bên phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kể cả song phương và đa phương, trong khuôn khổ ASEAN và trên các diễn đàn của LHQ. Hai bên đã hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo… Hiện TP chiếm 1/4 tổng số vốn đầu tư nước ngoài, trong đó Singapore là nhà đầu tư đứng đầu tại TP với 500 dự án đạt tổng giá trị 6 tỷ USD. Đồng chí Lê Thanh Hải cho biết TP mong muốn Singapore chia sẻ kinh nghiệm về quản lý đô thị, phát triển nguồn nhân lực, chống kẹt xe…
Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam bày tỏ vui mừng trước bước phát triển mới của Việt Nam, đặc biệt là của TPHCM. Tổng thống Tony Tan Keng Yam cảm ơn chính quyền TP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore, đồng thời cho biết Singapore sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển đô thị mà TP quan tâm. Singapore luôn rộng cửa đón công dân Việt Nam sang du lịch, tham quan, học tập… Tổng thống Singapore cũng đã mời lãnh đạo TP sang Singapore dự hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới diễn ra vào tháng 7 tới. Đồng chí Lê Thanh Hải đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời.
Tối cùng ngày, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã tiếp và chiêu đãi Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Singapore.
Hôm nay 26-4, Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam, phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Singapore thăm khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tại Bình Dương và sẽ chào xã giao nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Theo (SGGP)

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012 0

Dự án ecopark ở Văn Giang và Vụ Cưỡng Chế Văn Giang

Năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.
Ecopark là khu đô thị sinh thái có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích phát triển lên đến 500ha
Toàn bộ khu đô thị được chia nhỏ thành 11 tiểu khu bao gồm: Khu Trung tâm thương mại, khu cửa ngõ phía Bắc, khu cửa ngõ phía Nam, khu phố cổ, khu sáng tạo, khu dân cư đô thị, khu nhà ở cộng đồng có sân chung, khu sân sau công cộng của các khối nhà, khu biệt thự ven hồ và khu cộng đồng cửa ngõ đô thị.
Theo quy hoạch chi tiết của đô thị với phân chia tỉ lệ sử dụng đất lý tưởng: 33,85% đất ở, đất thương mại chiếm 22,28%, đất xây xanh, mặt nước chiếm 21,86%, đất giao thông chiếm 17,13% và đất hành chính, công cộng chiếm 4,88% tổng diện tích.

phoi canh khu do thi ecopark-van giang
Ecopark là gì?
Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.
Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.
Theo các trang web rao bán bất động sản, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.
Chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản
Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
‘Phục vụ cộng đồng?’
Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết “không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ,” theo trang web của họ.
Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng “chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu”, đã không thuyết phục được người dân Văn Giang

0

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

20 người bị tạm giữ trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".
 Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.

Vườn cây cảnh tại xã Vân Quan sau buổi cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.


Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".

Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012 0

VN phản đối TQ 'quy hoạch hải đảo'

Việt Nam vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc 'hủy bỏ ngay' bản 'Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc' mà theo đó Biển Đông được chia ra làm bảy khu vực trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
 Trang web của Bấm chính phủ Việt Nam dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị nói:

Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu hải giám ra Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải


"Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
'Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc' giao đoạn 2011-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 được Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 19/4, theo truyền thông Việt Nam.
Trong khi đó trang Bấm Giáo dục Việt Nam nói Bắc Kinh sẽ cắm hàng ngàn cột mốc và lắp đặt camera tại 7300 đảo có diện tích trên 500 mét vuông.
Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cho là nằm trong số 7300 đảo này.
Hiện Trung Quốc đang chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa sau khi dùng vũ lực chiếm đảo từ tay miền nam Việt Nam hồi năm 1974.
Việt Nam đang chiếm giữ số đảo nhiều nhất tại Trường Sa nhưng cũng đã để mất đảo Gạc Ma vào tay Trung Quốc trong trận chiến không cân sức hồi năm 1988 trong đó 64 lính Việt Nam thiệt mạng.

Trong trận này Việt Nam bảo vệ được hai đảo Cô Lin và Len Đao mà Trung Quốc khi đó cũng muốn chiếm từ tay Việt Nam.

0

Cưỡng chế Văn Giang quy mô lớn

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".

Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.


Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.

Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".

Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.

Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".

Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Theo: VNEXPRESS


0

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh


Chiều 23/4, tại các buổi tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh đều nhấn mạnh, dựa trên kết quả tốt đẹp đã đạt được trong những năm qua, trong thời gian tới hai thành phố sẽ thúc đẩy hợp tác toàn diện hơn nữa vì nhân dân hai thành phố nói riêng và hai nước Việt Nam-Campuchia nói chung.

Tiếp đoàn lãnh đạo Kinh đô Phnom Penh do Bí thư kiêm Đô trưởng Kep Chuk Tema dẫn đầu, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã nhiệt liệt chào mừng đoàn đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hai nước Việt Nam-Campuchia đang náo nức chào mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và khẳng định, Thành phố Hồ Chí Minh luôn xem Kinh đô Phnom Penh như là người bạn thân tình, có tình cảm gắn bó sâu sắc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cũng như trong hợp tác cùng phát triển trong thời bình.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Kep Chuk Tema, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Cũng theo ông Lê Thanh Hải, trong thời gian qua giữa hai thành phố đã có những kết quả hợp tác sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục… đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân.
Tại buổi tiếp đoàn, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số nét nổi bật trong mối quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh, trong thời gian qua nhiều đoàn lãnh đạo các cấp đã thăm hữu nghị tại hai thành phố, trong đó có nhiều đoàn doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư. Đặc biệt vừa qua Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm Thương mại- Dịch vụ Việt Nam- Campuchia tại Phnom Penh thu hút hơn 0,5 triệu lượt khách tham quan.

Về lĩnh vực y tế, Thành phố Hồ Chí Minh đang xúc tiến và đã chuẩn bị đầy đủ về nhân sự để xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh với quy mô 500 gường. Các bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều bác sĩ, đội ngũ kỹ thuật về các lĩnh vực tai, mũi, họng, ngoại khoa, chăm sóc trẻ sơ sinh cho Campuchia. Cùng với đó, hai thành phố cũng thường xuyên phố hợp tổ chức, trao đổi giao lưu nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Phát biểu tại các buổi tiếp đoàn, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh Kep Chuk Tema đã bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng của Thành phố Hồ Chí Minh và tin tưởng rằng hai thành phố sẽ có sự hợp tác vững chắc hơn nữa trong thời gian tới. Ông Kep Chuk Tema cho biết, hàng hóa Việt Nam đã có mặt rất nhiều tại Phnom Penh, cũng như tại Campuchia và được người dân ưa chuộng.

Trong thời gian tới, hai thành phố sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động hội chợ, triển lãm, giao lưu kinh tế để đưa mối quan hệ giữa hai thành phố lên tầm cao mới. Ông Kep Chuk Tema chân thành cám ơn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho nhân dân Phnom Penh cũng như Campuchia đến thành phố khám chữa bệnh và hy vọng khi bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh hoàn thành sẽ được tạo điều kiện và khám chữa bệnh như tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnom Penh thống nhất cao với những đề xuất của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian tới hai thành phố cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi các đoàn lãnh đạo các cấp, các doanh nghiệp giao lưu, tìm hiểu cơ hội hợp tác, thắt chặt mối quan hệ giữa hai thành phố, trong đó thường xuyên trao đổi, giao lưu giữa các đoàn thanh niên, sinh viên để giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị cho thế hệ mai sau của hai thành phố./.

0

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Chủ tịch nước trương tấn sang: 'Điện hạt nhân phải tuyệt đối an toàn'


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm qua tới tỉnh Ninh Thuận, nơi dự kiến đặt nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo an toàn, cũng như giúp dân có điều kiện sống tốt hơn.

Ông đã đến kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Bác Ái - một trong những huyện nghèo nhất tỉnh thuộc chương trình 30a của Chính Phủ. Ông cũng thăm và làm việc với cán bộ, đồng bào Chăm ở xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước và thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: V.M.


"Mục tiêu dự án điện hạt nhân đặt ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi dự án hoàn thành sẽ mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương và lợi ích chung của cả nước", Chủ tịch nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cũng lưu ý tỉnh phải quy hoạch tạo nên vùng sản xuất hàng hóa, vùng công nghiệp dịch vụ để khai thác tốt thế mạnh như sản xuất muối, hải sản, du lịch, điện năng như điện mặt trời, điện gió...

Ông đã đi thị sát tiến độ thi công công trình đường ven biển Phú Thọ - Mũi Dinh và địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Người dân nơi đây đang chuẩn bị di dời về khu tái định cư mới. Chủ tịch đề nghị các cơ quan hữu quan đáp ứng tâm nguyện của người dân là có nơi ở mới và điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012 0

Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải tiếp Đô trưởng Kinh đô Phnôm Pênh (Campuchia)


Tối 23/4, ông Lê Thanh Hải- Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Kinh đô Phnôm Pênh do ông Kep Chuk Tema - Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnôm Pênh (Campuchia) làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại TPHCM.

Tại buổi tiếp, hai bên đã khẳng định, 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 2 nước Việt Nam- Campuchia đã có những thành tựu to lớn trong quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có sự hợp tác giữa TPHCM và Kinh đô Phnôm Pênh ngày càng được tăng cường và phát triển sâu rộng.

Trước đó, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBNDTP đã tiếp ông Kep Chuk Tema - Bí thư kiêm Đô trưởng Kinh đô Phnôm Pênh. Hai bên đã đánh giá cao về một số kết quả nổi bật trong mối quan hệ hữu nghị và hợp tác 13 năm giữa TPHCM và Kinh đô Phnôm Pênh; thống nhất định hướng tăng cường hợp tác giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, y tế.

0

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở TP Hồ Chí Minh


Ngày 23-4, Ðoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu có cuộc làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh nhằm tìm hướng tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thành phố.

Dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi làm việc, UBND thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn theo hướng khơi thông nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại. Cùng với đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện lãi suất tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm thực hiện nghiêm mức lãi suất trần theo quy định (12%/năm); có chỉ đạo nhằm giảm lãi suất cho vay ở mức từ 14% đến 15%/năm đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định và phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu... Ðể tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thành phố kiến nghị thay đổi các quy định về đăng ký lại giấy phép đầu tư; ghi nhận giá trị đầu tư bằng ngoại tệ; tăng tính chủ động cho địa phương trong việc cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố kiến nghị các cơ chế, chính sách về thuế và an sinh xã hội; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa; phương pháp xác định loại đất nông nghiệp; giải pháp khơi thông thị trường bất động sản...

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những nỗ lực và thành quả kinh tế mà thành phố đã đạt được trong quý I vừa qua; đồng thời đề nghị thành phố làm rõ hơn nữa những nguyên nhân của tình hình khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan giải quyết sớm những kiến nghị hợp lý của thành phố. Ðối với các kiến nghị vượt thẩm quyền, Phó Thủ tướng sẽ báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị xem xét và có hướng giải quyết nhằm bảo đảm TP Hồ Chí Minh phát triển thuận lợi hơn.

0

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải: tăng cường đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ nghèo

Sự đồng thuận của cả xã hội đã khơi dậy sức mạnh trong dân, phát huy cao độ tinh thần tương thân, tương ái - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, theo Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải.

Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải trao tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân.
Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải trao tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân.

Sáng 19.4, tại buổi sơ kết 1 năm triển khai chương trình thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) trên địa bàn TPHCM, Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải khẳng định: “Do chương trình đậm tính nhân văn, sâu nặng nghĩa tình, nên thành quả lớn nhất không dừng lại ở con số hàng triệu người dân và CNLĐ nghèo được chia sẻ khó khăn, mà sự đồng thuận của cả xã hội đã khơi dậy sức mạnh trong dân, phát huy cao độ tinh thần tương thân, tương ái - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”.

Ý Đảng – lòng dân

Tinh thần tương thân, tương ái được thể hiện rõ nhất thông qua cuộc vận động không tăng giá nhà trọ CN. Tính đến đầu tháng 4.2012, toàn TPHCM có gần 56.948/64.782  người có phòng trọ cho thuê đã hưởng ứng đăng ký không tăng giá đến cuối năm 2012 (chiếm tỉ lệ hơn 87%), giúp hơn 1 triệu CNLĐ có thu nhập thấp và học sinh - sinh viên nghèo giảm bớt khó khăn. Bên cạnh đó, có 1.637 trường và nhóm giữ trẻ gia đình cũng đăng ký không tăng giá giữ trẻ và giá tiền ăn, nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho 166.954 trẻ là con CNLĐ.

Địa phương điển hình thực hiện tốt cuộc vận động này là Q.Gò Vấp – TPHCM. Ông Đỗ Văn Tánh - Phó Bí thư thường trực Quận uỷ - cho biết: “Để cuộc vận động có sức lan tỏa, các cấp uỷ Đảng, chính quyền Q.Gò Vấp đặc biệt coi trọng việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của đảng viên, CBCC, hội viên các đoàn thể. Sự gương mẫu đó đã tác động tới bà con ở tận tổ dân phố, giúp người dân hiểu rõ hơn về chương trình, từ đó ủng hộ hết sức chí tình. Tính ra, toàn Q.Gò Vấp có 8.236 hộ có phòng cho thuê đã tự nguyện đăng ký không tăng giá đến hết năm 2012 (đạt tỉ lệ 97,2%) giúp 115.409 CNLĐ nghèo giảm bớt khó khăn. Tại P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức,  các “đoàn vận động” do cán bộ cấp uỷ Đảng và đoàn thể làm nòng cốt cũng đã tích cực vận động chủ nhà trọ cùng các cơ sở giữ trẻ không tăng giá. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu 2012 đã vận động được 1.182/1.389 hộ hưởng ứng chương trình này, giúp hơn 25.000 CNLĐ ổn định cuộc sống.

Ông Cao Sơn Yên - Bí thư Đảng uỷ P.Linh Xuân - cho biết: “Do chương trình hợp lòng dân, nên được dân ủng hộ”. Ông Nguyễn Châu – một trong những chủ nhà trọ ở P.11, Q.Tân Bình - bộc bạch: “Sự gương mẫu đi đầu của các đảng viên, ý thức trách nhiệm với cộng đồng của bà con là minh chứng thể hiện rõ nét  nhất ý Đảng –  lòng dân trong cuộc vận động này”.

Sẻ chia thiết thực

Một trong những lực lượng đi đầu phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể thực hiện thành công chương trình này là tổ chức CĐ. Sau khi chương trình được phát động, LĐLĐ TPHCM cùng CĐ cấp trên cơ sở đã triển khai tới từng CĐCS. Theo đó, cán bộ CĐCS chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng CNLĐ tại đơn vị mình, từ đó đề xuất chủ DN cải thiện chính sách tiền lương, phúc lợi... Đối với những cơ sở gặp trở ngại, CĐ cấp trên xuống tận nơi vận động chủ DN.

Một trong những CĐ địa phương điển hình thực hiện năng động, sáng tạo chương trình là LĐLĐ Q.Bình Tân: Để có cơ sở làm việc với DN về tình hình đời sống, tiền lương, thu nhập, các khoản chi thường xuyên của CN, LĐLĐ quận đã tổ chức khảo sát tại các DN. Từ kết quả khảo sát, cùng việc  giám sát thực hiện chính sách, LĐLĐ quận đã phối hợp với CĐCS vận động chủ DN cải thiện chính sách tiền lương, phúc lợi. Kết quả: Có 105 DN có từ 30 CNLĐ trở lên (chiếm tỉ lệ 86,7%) hỗ trợ tăng lương và sinh hoạt phí cho 128.000 CN với tổng số tiền gần 100 tỉ đồng/tháng. Từ hiệu quả hoạt động các mô hình “Nhà trọ văn minh – nghĩa tình”, “Khu lưu trú văn hóa”..., LĐLĐ quận còn phối hợp với các đoàn thể khác vận động thành công 186 chủ nhà trọ đăng ký không tăng giá thuê phòng và thu tiền điện, nước đúng quy định.

Chủ tịch LĐLĐ Q.Bình Tân Nguyễn Văn Hạnh cho biết: “Các kiến nghị của CĐ nếu xuất phát từ thực tiễn đời sống CN mà hợp lý, hợp tình thì đều được các chủ DN và chủ nhà trọ sẻ chia thiết thực”.

Tại buổi sơ kết, Uỷ viên Thường vụ - Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Nguyễn Văn Rãnh đã nhận xét: “Chủ trương của Đảng hợp lòng dân, cộng với sự nhạy bén, sâu sát của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả xã hội, mà đặc biệt là các chủ nhà trọ, chủ DN trong việc san sẻ thiết thực khó khăn với CNLĐ nghèo”. Dịp này, UBND TPHCM đã tặng bằng khen cho 65 tập thể và 44 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm lo cho người nghèo.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012 0

Đồng chí Lê Thanh Hải dâng hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chiều 21.4, đoàn đại biểu lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND TPHCM - Ủy ban MTTQ TPHCM, do đồng chí Lê Thanh Hải - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM - dẫn đầu đã đến viếng, thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ TP. Đoàn đã mặc niệm, tri ân các liệt sĩ đã hy sinh xương máu để đất nước có được hòa bình, độc lập cho dân tộc.

Tối cùng ngày, tại nghĩa trang liệt sĩ TP cũng đã diễn ra chương trình ca nhạc “Trường ca đỏ - ước vọng xanh”, với sự có mặt của nhiều tướng lĩnh, nhân vật lịch sử và đông đảo người dân tham dự. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.

0

hàng trăm người dân cùng gia đình mang quan tài, di ảnh sản phụ xấu số kéo đến Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc


Mẹ con sản phụ Trần Thị Loan tử vong tại Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc (Bắc Ninh). Người nhà cho rằng bác sĩ tắc trách làm chết bệnh nhân nên mang quan tài, di ảnh vào viện bắt đền. Hầu hết y, bác sĩ rời bệnh viện tránh mặt vì sợ hành hung.

Sáng 22/4, hàng trăm người dân cùng gia đình mang quan tài, di ảnh sản phụ xấu số kéo đến Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc để yêu cầu bệnh viện phải làm rõ nguyên nhân tử vong của hai mẹ con. Hầu hết y bác sĩ cùng nhân viên bệnh viện phải rời đi nơi khác vì lo sợ bị hành hung. Chính quyền địa phương cùng Sở Y tế phải tiếp quản điều hành bệnh viện.

Hàng trăm người kéo đến Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc để bắt đền cái chết của mẹ con sản phụ Trần Thị Loan. Ảnh: Tiến Hoàng.


Thai phụ Trần Thị Loan sinh năm 1978, trú tại Khúc Toại - Khúc Xuyên - TP Bắc Ninh. Bà Nguyễn Thị Se, mẹ đẻ của chị Loan đau đớn kể lại: "Khoảng 8h sáng ngày 20/4, con gái tôi có biểu hiện sắp sinh đã được gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa Kinh Bắc để khám. Sau khi hoàn tất các thao tác khám, xét nghiệm, bác sĩ kết luận con gái tôi đang trong giai đoạn chuyển dạ đẻ và đề nghị nhập viện".

Theo bà, tối cùng ngày, gia đình và sản phụ nhiều lần đề nghị bác sĩ cho mổ sinh lấy ngày đẹp nhưng bị từ chối với lý do thai phụ khỏe, đẻ lúc nào cũng được. Khuya hôm ấy chị Loan đau đẻ và được gọi vào phòng sinh.

"Đến 0h30 ngày 21/4, con gái tôi đau quá, tím tái hết người, sùi bọt mép, lúc này các y bác sĩ mới cho gia đình tôi biết chỉ cứu được thai phụ và yêu cầu người nhà ra ngoài đồng thời gọi bác sĩ trưởng khoa sản đến để cấp cứu. Khoảng hơn 1h sáng, gia đình tôi được báo tin cả 2 mẹ con cháu Loan đã tử vong”, bà Se nghẹn ngào nói.

Người nhà cho rằng trước khi nhận được tin về cái chết của 2 mẹ con, một y tá ra ngoài hỏi gia đình về tiền sử bệnh tim của sản phụ. "Chúng tôi khẳng định Loan không bị bệnh tim, biết có điều chẳng lành nên chạy vào phòng thấy cháu đã chết, miệng trào bọt nghi là sốc thuốc", bà Nguyễn Thị Nhường, người nhà, cho biết.


Đây là lần sinh thứ 3 của sản phụ Loan. Con lớn của chị năm nay 13 tuổi, bé nhỏ được 10 tuổi. Chị không có tiền sử bệnh tật, sống bằng nghề kinh doanh gỗ, theo gia đình.

Ông Lê Văn Nam, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, Sở đã xuống hiện trường phối hợp với lực lượng công an và các cơ quan chức năng liên quan phong tỏa, bảo đảm an ninh trật tự, tránh tâm lý quá khích của người nhà thai phụ.

"Chúng tôi cũng đã mời Viện kỹ thuật hình sự Bộ Công an về khám nghiệm tử thi xác định nguyên nhân tử vong của thai phụ”, ông Nam nói.

Ông Nam cho biết thêm, hầu hết bác sĩ, y tá đã rời khỏi bệnh viện để tránh bị hành hung nên Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cho bệnh viện phải đảm bảo công tác điều trị cho các bệnh nhân đang khám chữa bệnh tại đây. Về cơ bản, các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện vẫn được đảm bảo sức khỏe.

“Trong trường hợp tình hình quá phức tạp, Sở Y tế Bắc Ninh sẽ chỉ đạo chuyển các bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc về điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi đang làm báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Bắc Ninh”, ông Nam khẳng định.

Như vậy, chỉ trong ngày 20-21/4, liên tiếp có 3 trường hợp sản phụ tử vong ở 3 tỉnh là Hưng Yên, Bắc Ninh và Quảng Ngãi. Trong đó, cả hai trường hợp tại Hưng Yên và Bắc Ninh thì gia đình đều đề nghị mổ đẻ nhưng bác sĩ không đồng ý, và cả mẹ và con đều tử vong sau đó.

Nguồn : VNEXPRESS

0

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng

Văn phòng Chính phủ vừa phát hành văn bản về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đốc thúc Hải Phòng và các ngành chức năng khẩn trương giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.


Theo đó, Bộ TN&MT cần khẩn trương có văn bản hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự. Trên cơ sở đó, UBND TP Hải Phòng giải quyết vấn đề này cho các hộ dân ở địa phương.

Về việc kiểm điểm và xử lý kỷ luật mà Hải Phòng đã tiến hành với các tổ chức, cá nhân có sai phạm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá. Còn Bộ Công an phối hợp với VKSND Tối cao và TAND Tối cao chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng của Hải Phòng khẩn trương giải quyết hai vụ án giết người, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản của công dân.

Rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tỉnh, thành khác chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước và giải quyết khiếu tố trong lĩnh vực đất đai.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012 0

Sáng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ tại Hội nghị Mekong-Nhật Bản


Tham dự Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản ngày 21/4, tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác Mekong – Nhật Bản cũng như vai trò của cơ chế này đối với sự thịnh vượng, ổn định, phát triển bền vững của khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.
Từng bước thực hiện sáng kiến của Thủ tướng Việt Nam
Toàn cảnh lễ khai mạc
Về định hướng hợp tác, Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác giai đoạn tới cần ưu tiên hơn nữa các hoạt động cụ thể hỗ trợ các nước ứng phó lũ lụt, thiên tại….tìm giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong. Theo đó, trước mắt cần ưu tiên nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, tổng thể các tác động đến môi trường và nguồn nước của việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong, trong đó có tác động của thuỷ điện trên dòng chính. Thủ tướng cũng đưa ra sáng kiến về phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong.
Sau khi kết thúc Hội Nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nhà lãnh đạo họp báo để thông báo kết quả Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản.
Đánh giá cáo cam kết của Nhật Bản với khu vực Mekong và cảm ơn sự hỗ trợ của Nhật Bản trong thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sáng kiến của Việt Nam trong việc tăng cường kết nối khu vực Mekong và giữa Mekong với các nước bên ngoài. Đó là phát triển hệ thống vận tải đa phương thức để tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp, hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển. Tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí, thời gian vận tải, góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông đã nhận được sự ủng hộ của Hội nghị và sẽ từng bước thực hiện.
Nhật Bản dành nguồn ODA 600 tỷ Yên cho các nước tiểu vùng Mekong
Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 đã kết thúc tốt đẹp với việc thông qua Chiến lược Tokyo nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả mối “quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản với 3 trụ cột hợp tác chính: tăng cường kết nối trong khu vực Mekong; hợp tác, thúc đẩy đầu tư, thương mại; hợp tác về môi trường và an ninh con người.
Thủ tướng Noda Yoshihiko cam kết Nhật Bản tiếp tục dành nguồn ODA cho các nước tiểu vùng Mekong trị giá 600 tỷ Yên trong giai đoạn 2013-2015, đồng thời hỗ trợ các nước thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt, Nhật Bản sẽ huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện 57 dự án hạ tầng cho các nước tiểu vùng trị giá 2.300 tỷ Yên.
Liên quan đến vấn đề Biển đông, các nước Mekong và Nhật Bản nhấn mạnh việc duy trì hoà bình, ổn định, an toàn, tự do hàng tại Biển đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Khẳng định rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp Biển đông thông qua các biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng,  thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
Bách Thảo


0

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị Mekong - Nhật

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo từ 20 đến 21/4.
Một việc đáng chú ý tại hội nghị này là sự có mặt của Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người muốn Nhật Bản xóa nợ sau một số cải cách gần đây.

Lãnh đạo Campuchia, Lào và Thái Lan cũng có mặt tại một sự kiện được xem là sáng kiến chủ động của Nhật nhằm tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Việt Nam nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu về "phương hướng hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong".
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng sẽ họp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko và tiếp xúc các doanh nghiệp của Nhật.
Sáng nay, ông Dũng cũng gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama và Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt của Đảng Dân chủ Nhật Bản.
Hồi tháng Ba, hai người đã gặp nhau ở Hà Nội mà sau đó, ông Hatoyama nói với báo Nhật rằng ông được bảo đảm Việt Nam vẫn sẽ mua hai lò phản ứng hạt nhân từ Nhật Bản.
Khả năng tham gia dự án điện hạt nhân ở Việt Nam được Tokyo quan tâm đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước bày tỏ lo ngại sau thảm họa Fukushima.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp một số nhân vật có vai vế, như Chủ tịch Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Chủ tịch Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp xúc nhiều nhân vật cấp cao của Nhật


Thông tin chính thức nói năm ngoái, kim ngạch thương mại Việt - Nhật đạt trên 21 tỷ đôla.
Tính đến giữa tháng 12/2011, Nhật Bản có gần 1.670 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 23,6 tỷ đôla.
Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Miến Điện xin xóa nợ
Trong khi đó, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản với chủ ý lớn nhất là yêu cầu Nhật Bản giúp giải quyết món nợ.
Tổng thống Thein Sein muốn Tokyo xóa nợ cho Miến Điện
Từ 1967 đến 1987, Nhật Bản cam kết các khoản vay cho Miến Điện trị giá 403 tỉ yên Nhật.
Chính phủ Nhật từ chối bình luận về tin đồn rằng Tokyo sẽ xóa khoản nợ trị giá 300 tỷ yên.
Nhật Bản, từng chiếm đóng Miến Điện trong Thế chiến Hai, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đôla tại đây kể từ 2008, so với 13 tỉ đôla đầu tư của các công ty Trung Quốc.
Nhưng một số công ty Nhật nay bày tỏ quan tâm, như Honda muốn xây một nhà máy xe máy ở Miến Điện.

0

Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN

Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như là một phần của mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo Reuters.
Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.

Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN

Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết. TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.
 Quyền lợi của đối tác 
Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Lương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."
Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.
Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.
So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP. Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3..

Theo BBC vietnam

0

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải kiểm tra huyện Củ Chi, Hóc Môn


Tiếp tục chuyến kiểm tra 1 năm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ TPHCM ở 24 quận-huyện, sáng 17-4, đoàn công tác Thành ủy TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm việc với các huyện Củ Chi, Hóc Môn.

Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM cùng đại diện lãnh đạo UBND TPHCM và các sở, ngành TP.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc với huyện Củ Chi
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc với huyện Củ Chi
Làm việc với huyện Củ Chi, đồng chí Lê Thanh Hải cho rằng, huyện đã nỗ lực triển khai nghị quyết Đảng bằng các công trình, chương trình cụ thể và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, huyện Củ Chi chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình.

Thế mạnh lớn nhất của huyện Củ Chi là quỹ đất đai còn dồi dào, chi phí đầu tư thấp, vị trí giao thông thuận lợi, lại giáp ranh với 3 tỉnh phát triển nhanh (Bình Dương, Long An, Tây Ninh), do vậy, huyện cần phải tạo quỹ đất để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển cây-con chất lượng cao, xây dựng nông thôn mới, nhà tái định cư. Muốn vậy, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở QH-KT TPHCM nhanh chóng hoàn chỉnh bản quy hoạch 1/2000 để tạo bước đột phá, làm cơ sở quản lý chặt chẽ sau quy hoạch, từ đó kêu gọi các nhà đầu tư. Đặc biệt, cần đầu tư nghiên cứu xây dựng quy hoạch nông thôn mới, bởi cách làm như hiện nay chưa bài bản, không căn cơ và vẫn mang tính ước lệ.

“Các đồng chí nói quỹ đất khan hiếm, rồi kiến nghị chuyển một dự án tỉnh lộ đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư của TP theo dạng BOT. Kiến nghị như thế, chẳng khác nào dùng thuốc an thần cho mình mà thôi! Cũng là huyện ngoại thành, tại sao huyện Bình Chánh biết tạo ra quỹ đất để thu hút các dòng vốn đầu tư phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật mới. Cho nên không hẳn khó về quỹ đất mà có khi khó về tư duy, về cách thức tiếp cận vấn đề” - đồng chí nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, khi làm việc với huyện ủy Hóc Môn, đồng chí Lê Thanh Hải cùng đoàn công tác Thành ủy TPHCM nhận định, với đội ngũ cán bộ chủ chốt mới, huyện đã chủ động phát huy tính năng động, sáng tạo trong triển khai nghị quyết Đảng, tạo nhiều chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế-xã hội. Hóc Môn cũng có nhiều tiềm năng như Củ Chi về quỹ đất, đều nằm ở cửa ngõ Tây Bắc TP và có tốc độ đô thị hóa nhanh. Do vậy, trong lúc khó khăn như hiện nay, nhất là nguồn ngân sách TP hạn hẹp, việc tìm ra các giải pháp tài chính bằng khai thác cao nhất nguồn nội lực từ quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế là một đòi hỏi cấp bách. Có nơi trước đây quy hoạch khu công nghiệp thì phù hợp nhưng khi nơi này đang hình thành khu đô thị và hiện chưa thu hút được nhà đầu tư, việc điều chỉnh quy hoạch thành khu dịch vụ-thương mại-nhà ở sẽ tạo sức hấp dẫn mới từ khai thác quỹ đất.

“Cơ chế, chính sách là do mình tạo ra từ cuộc sống. Đó cũng là động lực để chúng ta tìm ra lời giải cho bài toán từ thực tế chứ không phải cứ ngồi chờ Trung ương đến tháo gỡ. Hơn lúc nào hết, lúc này càng phải có sự năng động, sáng tạo ở mỗi địa phương, đơn vị. Với huyện Hóc Môn, chúng ta phải làm sao cho xứng với lịch sử cách mạng hào hùng của 18 thôn vườn trầu, Ngã Ba Giồng và bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do nước nhà” - đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012 0

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 9

Ngày 12-4, Hội nghị BCH Đảng bộ TPHCM lần thứ 9 (khóa IX) khai mạc dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, đọc Tờ trình dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010 và thảo luận sôi nổi về những nội dung trên.
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại Hội nghị Thành ủy
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại Hội nghị Thành ủy
Trong 10 năm qua, ngoài việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, kinh tế TPHCM tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, đóng góp tích cực quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, TPHCM luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cải thiện kết cấu hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới; chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội.


Về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Đua nêu rõ, công tác này được tăng cường; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ TPHCM được nâng lên một bước; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò của TP. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; kết cấu hạ tầng yếu kém và ngày càng quá tải; phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của TP; chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập. Công tác xây dựng Đảng còn một số mặt hạn chế, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu. Nhưng nhìn cả quá trình 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị, TPHCM đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện.


Về mục tiêu tới năm 2020, đồng chí Nguyễn Văn Đua nhấn mạnh, TPHCM tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển TP nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, làm tốt vai trò đầu tàu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng TPHCM thành thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn với khu vực phía Nam và cả nước, từng bước trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á; đóng góp tích cực cùng cả nước đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hệ thống giao thông tại TPHCM không ngừng được hoàn thiện
Hệ thống giao thông tại TPHCM không ngừng được hoàn thiện
Trong 10 năm tới, TPHCM phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD. Một trong 6 giải pháp cơ bản là TPHCM tiếp tục thúc đẩy phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư.


Tiếp đó, hội nghị nghe và thảo luận báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, vận động nhân dân ở TPHCM năm 2011.


Hôm nay 13-4, hội nghị tiếp tục làm việc.




10 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị 
Thành tựu của TPHCM góp phần giữ vững ổn định đất nước


Thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM là rất quan trọng và toàn diện; việc giữ vững ổn định chính trị của TPHCM góp phần giữ vững ổn định của đất nước. Đó là kết quả TPHCM đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010”.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng


Nét nổi bật qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị là chuyển dịch cơ cấu của TPHCM đi đúng hướng và khá mạnh mẽ. Chính vì vậy, dù phải chịu tác động xấu của khủng hoảng kinh tế, tài chính quốc tế, TPHCM vẫn trụ vững và có bước phát triển tiến bộ, giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động khai thác nội lực của TP gắn kết chặt chẽ với việc huy động sức mạnh tổng hợp của khu vực và cả nước, với sự hội nhập và hợp tác quốc tế.


Nhiệm kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của TPHCM là 11%. Đến cuối nhiệm kỳ 2005-2010, tỷ lệ này là 11,2%, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trên 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.


Với tinh thần “Vì cả nước, cùng cả nước”, TPHCM đưa tỷ trọng dịch vụ chiếm 53,6% GDP, công nghiệp xây dựng chiếm 43,5% GDP, nông nghiệp chiếm 1,1%, và từng bước xây dựng TP trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ, công nghệ cao, xứng đáng là đầu tàu kinh tế cả nước.


Thành quả có được là nhờ TPHCM tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, năng động, sáng tạo, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ kinh nghiệm 10 năm thực hiện Nghị quyết 20, TPHCM giúp cho Trung ương có thêm thực tiễn sinh động để hình thành tư duy, phát triển nghiên cứu lý luận, đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế.


Nhiệm kỳ 2006-2010, từ thực tiễn của TPHCM, Hội đồng Lý luận Trung ương có cơ sở nghiên cứu 4 chuyên đề lớn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, phát triển và quản lý báo chí, cải cách hành chính.


Nhìn cả quá trình, TPHCM có bước phát triển khá nhanh, nhưng so với yêu cầu và tiềm năng thì còn chậm. Đại hội IX của Đảng bộ TPHCM cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, phát triển các loại thị trường tài chính, khoa học công nghệ, bất động sản... còn chậm.


Điều mà người dân hàng ngày bức xúc và đang là lực cản cho sự phát triển KT-XH TP, đó hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị rất yếu kém, như ách tắc, tai nạn giao thông, ngập nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm khói bụi và nguồn nước…


Mục tiêu 10 năm tới đang đặt ra cho Đảng bộ TPHCM tập trung sức khắc phục hạn chế, yếu kém, phấn đấu xây dựng TPHCM thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn với khu vực phía Nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á.


Phát huy động lực sáng tạo


Như bản tính bền bỉ, mạnh mẽ và khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống để vượt qua mọi hoàn cảnh của người dân Nam bộ, càng nhiều khó khăn và thách thức, TPHCM càng có thêm động lực phát huy tính năng động, sáng tạo và coi đó là thế mạnh của mình. Việc quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của TP, cũng như những đóng góp tích cực trong việc tháo gỡ cơ chế cũ không phù hợp, đã chứng minh điều đó. Mặt khác, những hạn chế trong phát triển kinh tế, những yếu kém tồn tại trong nhiều lĩnh vực chậm được khắc phục đều có nguyên nhân do chưa phát huy cao nhất thế mạnh này. Kinh nghiệm trên cần được tiếp tục khai thác, phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong 10 năm tới.


Một bài học thực tiễn khác là khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện phải thật sâu sát và cụ thể, đồng bộ và kiên quyết. Khi đã xác định hướng đi đúng đắn và phục vụ lợi ích của toàn xã hội, TPHCM luôn kiên trì và kiên quyết thực hiện cho kỳ được mục tiêu. Đây thực chất là sự thay đổi phong cách làm việc, là đề cao dân chủ bàn bạc, phát huy trí tuệ của tập thể và nhân dân, là tăng cường trách nhiệm cá nhân. Mặt khác, trong từng thời điểm phải có sự tập trung cao, dám quyết đoán, dám đưa ra giải pháp táo bạo; biết tổ chức phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng, các đơn vị.


Thành công hay khuyết điểm, thiếu sót trong việc thực hiện đều có nguyên nhân từ công tác cán bộ. Kinh nghiệm 10 năm chỉ ra rằng, khi bố trí đúng cán bộ thì công việc đạt kết quả cao; khi kiên quyết thay đổi những cán bộ kém năng lực, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ thì công việc trôi chảy hơn.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012 0

TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển du lịch đường sông


Là một trong những sự kiện mang tính thường niên hấp dẫn nhất trong năm của ngành, Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2012 diễn ra từ ngày 12-15/4 với chủ đề chính là sắc màu lễ hội truyền thống, có sự tham gia của các trung tâm xúc tiến, doanh nghiệp lữ hành có uy tín đến từ 25 tỉnh thành trên toàn quốc.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch mạo hiểm của Vietravel
Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch mạo hiểm của Vietravel
Đặc biệt, sự kiện còn thu hút hai tổ chức xúc tiến của Tổng cục Du lịch Thái Lan và Cục Du lịch Jeju (Hàn Quốc). Bên cạnh 150 gian hàng giới thiệu tour tuyến mùa hè 2012 hấp dẫn trong và ngoài nước, còn có các gian hàng khác như Tư vấn xuất khẩu lao động ở các thị trường Nhật Bản, Macau, Singapore…


Nói về chủ đề chính của Ngày hội du lịch năm nay, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là Trưởng ban tổ chức Lã Quốc Khánh cho biết, việc chọn chủ đề chính như vậy cũng nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2012-năm “Du lịch Di sản,” để qua đó hướng đến đưa các Lễ hội của địa phương thành sản phẩm văn hóa du lịch truyền thống đặc thù.


Ban tổ chức cũng kỳ vọng, hoạt động này của ngành du lịch sẽ góp phần thúc đẩy các địa phương cả nước từng bước đầu tư hoặc liên kết đầu tư xây dựng các sản phẩm lễ hội văn hóa-du lịch chất lượng cao, từ đó có thể tăng nguồn du khách quốc tế đến Việt Nam cũng như phát triển thị trường nội địa.


Về chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố mang tên Bác giai đoạn 2011-2015, ngành sẽ tập trung phát triển bốn sản phẩm chính là: Sản phẩm du lịch đường sông; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; quảng bá xúc tiến điểm đến du lịch Thành phố; bình xét chọn Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị và tôn vinh thương hiệu uy tín chất lượng.


Với 150 gian hàng giới thiệu các tour tuyến trong và ngoài nước cho mùa hè sắp tới, các đơn vị lữ hành đều đưa ra những ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ như gian hàng Vietravel có diện tích rộng 72m2 lấy chủ đề “Chào hè 2012”, đối diện sân khấu chính của ban tổ chức đã tung hàng loạt sự kiện, chương trình tour giảm giá trong và ngoài nước cùng hàng ngàn quà tặng hấp dẫn dành cho du khách tham quan.


Tour nội địa do Vietravel cung cấp có mức giá giảm sâu tới 2 triệu cho chùm tour miền Bắc và 2,2 triệu cho chùm tour miền Trung khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong tháng 5, nhiều chùm tour ngắn ngày giảm giá tới 45%.


Với những chùm tour đi nước ngoài có thời gia khởi hành từ tháng Tư đến tháng Sáu, đại diện Vietravel bà Dương Mai Lan cho biết, công ty dành ưu đãi lớn cho khách hàng với mức giảm từ 600 nghìn đến 4 triệu đồng/khách đăng ký tour…


Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tại Hội chợ Du lịch năm nay Vietravel tiếp tục vinh dự nhận các giải thưởng như: Top 10 Doanh nghiệp lữ hành Outbound hàng đầu, Top 10 Doanh nghiệp lữ hành Inbound hàng đầu, Top 10 Doanh nghiệp lữ hành Nội địa hàng đầu; Top 5 hãng vận chuyển du lịch hàng đầu, Top 10 website thương mại điện từ du lịch hàng đầu, Doanh nghiệp có website du lịch hấp dẫn và hiệu quả nhất do du lịch Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn./.

0

Copyright @ 2012 Lê Thanh Hải All Rights Reserved