Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Sáng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ tại Hội nghị Mekong-Nhật Bản
Tham dự Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản ngày 21/4, tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác Mekong – Nhật Bản cũng như vai trò của cơ chế này đối với sự thịnh vượng, ổn định, phát triển bền vững của khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.
Từng bước thực hiện sáng kiến của Thủ tướng Việt Nam
Toàn cảnh lễ khai mạc |
Về định hướng hợp tác, Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác giai đoạn tới cần ưu tiên hơn nữa các hoạt động cụ thể hỗ trợ các nước ứng phó lũ lụt, thiên tại….tìm giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong. Theo đó, trước mắt cần ưu tiên nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, tổng thể các tác động đến môi trường và nguồn nước của việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong, trong đó có tác động của thuỷ điện trên dòng chính. Thủ tướng cũng đưa ra sáng kiến về phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong.
Sau khi kết thúc Hội Nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nhà lãnh đạo họp báo để thông báo kết quả Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản.
Đánh giá cáo cam kết của Nhật Bản với khu vực Mekong và cảm ơn sự hỗ trợ của Nhật Bản trong thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sáng kiến của Việt Nam trong việc tăng cường kết nối khu vực Mekong và giữa Mekong với các nước bên ngoài. Đó là phát triển hệ thống vận tải đa phương thức để tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp, hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển. Tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí, thời gian vận tải, góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông đã nhận được sự ủng hộ của Hội nghị và sẽ từng bước thực hiện.
Nhật Bản dành nguồn ODA 600 tỷ Yên cho các nước tiểu vùng Mekong
Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 đã kết thúc tốt đẹp với việc thông qua Chiến lược Tokyo nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả mối “quan hệ đối tác vì tương lai thịnh vượng chung” giữa các nước Mekong và Nhật Bản với 3 trụ cột hợp tác chính: tăng cường kết nối trong khu vực Mekong; hợp tác, thúc đẩy đầu tư, thương mại; hợp tác về môi trường và an ninh con người.
Thủ tướng Noda Yoshihiko cam kết Nhật Bản tiếp tục dành nguồn ODA cho các nước tiểu vùng Mekong trị giá 600 tỷ Yên trong giai đoạn 2013-2015, đồng thời hỗ trợ các nước thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt, Nhật Bản sẽ huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện 57 dự án hạ tầng cho các nước tiểu vùng trị giá 2.300 tỷ Yên.
Liên quan đến vấn đề Biển đông, các nước Mekong và Nhật Bản nhấn mạnh việc duy trì hoà bình, ổn định, an toàn, tự do hàng tại Biển đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Khẳng định rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp Biển đông thông qua các biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
Bách Thảo
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “Sáng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ tại Hội nghị Mekong-Nhật Bản”
Đăng nhận xét